Đèn Led được sử dụng phổ biến trong cuộc sống bởi những ưu điểm vượt trội như: tiết kiệm điện, hiệu suất chiếu sáng ưu việt, đa dạng màu sắc ánh sáng, mẫu mã, công suất… phù hợp với mọi không gian từ nhà ở, văn phòng, khách sạn, cửa hiệu, trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, sẽ có nhiều trường hợp bạn thấy đèn led bị hỏng không hoạt. Nguyên nhân do đâu đèn led bị hỏng và cách sửa đèn led như thế nào? Hãy cùng Heesun tìm hiểu ngay nhé.
Cách sửa đèn led
Đèn led là thiết bị chiếu sáng ứng dụng công nghệ hiện đại, chiếu sáng nhờ chip LED nên chất lượng và tuổi thọ cao hơn, bền hơn các loại đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang. Trong thời gian sử dụng, đèn led có thể bị hỏng, nhấp nháy hoặc không hoạt động đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Cũng giống như các loại đèn khác, có rất nhiều nguyên nhân khiến đèn led bị hỏng như sau:
Do nhiệt độ quá cao
Đèn LED rất nhạy cảm với nhiệt độ, chính vì thế nhà sản xuất luôn nhắc nhở người mua phải lắp đặt ở những nơi tránh ánh sáng bên ngoài trực tiếp nhưng cũng phải thông thoáng để bóng đèn được tỏa nhiệt. Nếu bộ phận tỏa nhiệt của đèn không làm việc tốt thì sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của đèn. Vấn đề cháy rất hay gặp phải ở đèn LED
Do dây điện kém chất lượng
Khi đèn led nhấp nháy liên tục hoặc không hoạt động chưa chắc là do sản phẩm bị lỗi mà do dây điện kém chất lượng hoặc các đầu nối lỏng lẻo có thể khiến điện áp tăng cao đột ngột, khi các mối liên kết lỏng chúng có thể làm cháy bóng đèn trong vài ngày hoặc do quá trình lắp đặt chưa đúng cách hoặc dây nguồn bị đứt, bị hở mạch. Dây dẫn bị hư hỏng là nguyên nhân chủ yếu khiến đèn không lên.
Bóng đèn bị vít quá chặt
Nhiều trường hợp bóng led bị vít quá chặt dẫn đến kết nối điện không đúng vị trí, giảm tuổi thọ của đèn.
Điện áp tăng cao đột ngột
Điện áp của mạng lưới điện nước ta hiện nay là 220V, trong khi điện áp tiêu thụ của đèn led thấp hơn rất nhiều, chính vì vậy đèn led luôn đi kèm bộ led driver có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện từ dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để có mức điện áp phù hợp cho chip led hoạt động.
Nếu tất cả bóng đèn trong nhà bạn đều bị cháy hỏng nhanh thì nguyên nhân có thể là do điện áp tăng cao đột ngột. Trường hợp khi điện áp tăng cao đột ngột, bộ led driver không điều chỉnh kịp sẽ dẫn đến cháy bóng đèn, thậm chí là các thiết bị điện tử khác trong nhà cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Do chip led bị cháy
Chip Led là bộ phận quan trọng, là yếu tố quyết định tuổi thọ và hiệu suất ánh sáng của đèn. Nếu chip led có vấn đề thì chất lượng ánh sáng sẽ không được đảm bảo. Khi đèn có biểu hiện không hoạt động thì nguyên nhân có thể do chip led bị hư hỏng.
Chất lượng bộ nguồn kém
Bộ nguồn là nơi đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, tương ứng với điện áp của đèn led đang sử dụng. Nếu chất lượng bộ nguồn kém dòng điện đi qua không ổn định sẽ dễ dẫn tới tình trạng đèn nhấp nháy, không hoạt động. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất phá hỏng đèn led nhà bạn.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, đèn led bị hỏng cũng do lắp đặt sai cách hoặc do tác động từ môi trường như mưa, bão, bụi bẩn… khiến các linh kiện của đèn bị hỏng nên đèn sẽ không hoạt động.
Trên đây là các lý do thường xảy ra khiến các sản phẩm đèn LED bị cháy. Vậy liệu có cách nào sửa chữa lại đèn để tái sử dụng hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có.
Với những trường hợp đèn LED bị hỏng thì bạn đừng lên vứt bỏ vội mà bạn hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng lại. Dưới đây là các cách sửa đèn Led khá hữu ích mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn.
Sửa đèn led bị hỏng dây dẫn điện
Nếu đèn led của bạn do dây điện bị đứt ở một điểm, bạn cần nối lại điểm bị đứt và dùng băng dính quấn lại để đảm bảo an toàn. Nếu dây dẫn điện đã cũ và bị hỏng, bạn nên thay mới. Trước khi thay dây, bạn cần ngắn nguồn điện và nhờ những người có kinh nghiệm lắp đặt để tránh hậu quả không mong muốn về sau.
Sửa chip led bị hỏng
Nếu chip led bị hỏng bạn nên thay chip mới và lựa chọn những thương hiệu uy tín chất lượng để thay. Khi sửa chip led của đèn bạn nên nhờ thợ điện hoặc người có chuyên môn, để tránh làm hỏng các linh kiện khác.
Sửa bộ nguồn của đèn
Nếu bộ nguồn của đèn bị hỏng, không hoạt động, bạn cần thay thế bộ nguồn mới để đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng nguồn kém chất lượng hay đã quá cũ.
Sửa bộ tản nhiệt
Khi đèn led nhấp nháy có thể do bộ tản nhiệt kém, hoạt động không đảm bảo, bạn cần thay mới hoặc cải thiện để tăng khả năng làm việc của bộ tản nhiệt giúp bóng đèn hoạt động bình thường.
Đèn dễ bị nóng dẫn đến cháy
Cách sửa đèn led trong trường hợp này, bạn cần chú ý 2 điểm sau:
- Lắp đèn nơi thông thoáng, tránh khu vực hay vị trí gần nhiệt độ cao.
- Chọn mua đèn từ đơn vị cung cấp uy tín, thương hiệu đèn lớn trên thị trường để đảm bảo chất lượng chip Led ít sinh nhiệt, bộ phận tản nhiệt nhanh, đèn không bị quá nóng trong suốt quá trình chiếu sáng.
Công tắc đèn hỏng hay nhiều bóng chung 1 công tắc khiến hệ thống quá tải
Cách sửa đèn led đơn giản nhất đó là ngắt nguồn điện và tiến hành đấu lại công tắc đèn sao cho hợp lý.
Lắp đặt chưa đúng kỹ thuật
Với trường hợp này, bạn kiểm tra lại xem đã đấu nối sai ở đâu và căn cứ theo hướng dẫn lắp đặt thực hiện lại cho đúng. Lưu ý, nên tiến hành lắp đặt hay đấu nối cẩn thận, tỉ mỉ, tránh sai sót gây mất thời gian và mất an toàn khi dùng.
Bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
Nếu đèn bị thấm nước hay hư hỏng do mưa bão, bụi bẩn… bạn nên bố trí lắp đèn ở vị trí phù hợp với thông số đèn, loại đèn. Với đèn Led dùng chiếu sáng cho không gian ngoài trời cần có cấp độ IP65 trở lên để có khả năng kháng nước và bụi tốt nhất.
Người dùng cần tính toán để chọn mua số lượng đèn led phù hợp với diện tích không gian, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa tiết kiệm điện năng, không gây hại cho thị lực.
Khi thực hiện lắp đặt đèn led, các thao tác cần nhẹ nhàng, làm đúng theo hướng dẫn, đảm bảo an toàn và tăng độ bền sản phẩm. Bên cạnh đó, nguồn điện cung cấp cũng cần ổn định, không chập chờn.
Lắp đặt đèn cố định, chắc chắn, ngắt nguồn điện trước khi tháo rời, di chuyển hoặc thay thế.
Tương tự các thiết bị điện khác, để hạn chế phải sửa đèn led, người dùng cần:
- Bố trí lắp đèn ở những vị trí khô thoáng, tránh ẩm ướt, thấm dột, tránh nơi dễ cháy nổ và ánh nắng trực tiếp của mặt trời (trừ một số đèn chuyên dụng)
- Tắt đèn khi không sử dụng giúp tăng tuổi thọ đèn vừa tiết kiệm điện năng.
- Vệ sinh thường xuyên đèn bằng khăn mềm khô.
Dù đây là điều ai cũng biết, tuy nhiên, trước quá nhiều quảng cáo với mức giá rẻ, nhiều người chọn mua đèn với giá thành thấp nhất đi cùng với đó độ rủi ro về chất lượng cũng là cao nhất, chi phí sửa đèn led nhiều nhất.
Để hệ thống chiếu sáng của gia đình hay công trình luôn ổn định và bền lâu, bạn nên lựa chọn thương hiệu có tiếng cùng địa chỉ uy tín để mua hàng.
Heesun Việt Nam là đơn vị đứng TOP đầu trên thị trường đèn LED, thương hiệu trực tiếp nghiên cứu, sản xuất sửa đèn led và phân phối với nhiều năm kinh nghiệm. Đến với Heesun, Quý khách hàng sẽ luôn được đảm bảo các quyền lợi với chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ cùng đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm.
Trên đây là tất cả những vấn đề về nguyên nhân khiến đèn led bị hỏng và cách sửa đèn led tại nhà. Bạn có thể tham khảo hoặc tốt nhất là nên gọi thợ để khắc phục nhanh chóng và an toàn. Hoặc liên hệ ngay với Heesun để được giải đáp và tư vấn tốt nhất nhé!