Cường độ ánh sáng của bóng đèn LED là một trong những thông số quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, yếu tố nào ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng? Cách tính chính xác? Có thể điều khiển tăng giảm không? Cùng theo dõi thông tin phân tích trong bài viết sau.
Cường độ ánh sáng của đèn LED thể hiện năng lượng ánh sáng phát ra mạnh hay yếu, thường được dùng để xác định độ sáng từ nguồn sáng phát ra theo phương nhất định. Tuy nhiên, tùy vào góc độ bạn nhìn về nguồn sáng sẽ thấy mức cường độ sáng khác nhau.
Một số bóng đèn LED còn có thể có tính năng điều chỉnh độ sáng, cho phép người dùng điều chỉnh cường độ ánh sáng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Cường độ ánh sáng của bóng đèn LED phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Các loại chip LED khác nhau có hiệu suất ánh sáng khác nhau. Chip LED cao cấp từ các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu sẽ chất lượng hơn, bền lâu hơn chip LED thông thường.
Cường độ ánh sáng của bóng đèn LED tăng khi cường độ dòng điện chạy qua lớn. Tuy nhiên, tăng cường độ dòng điện có thể làm tăng nhiệt độ của LED, do đó, cần phải cân nhắc giữa cường độ dòng điện đầu vào và tuổi thọ của LED.
Hiệu suất chiếu sáng của bóng đèn LED ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng. Hiệu suất càng cao đèn LED có độ sáng càng tăng với lượng điện năng tiêu thụ tương đối thấp.
Bố trí các chip LED trên bóng đèn cũng có ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng. Các chip LED được bố trí gần nhau có thể tạo ra ánh sáng tập trung hơn và tăng cường độ sáng.
Màu sắc ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến độ sáng của đèn. Ánh sáng trắng sáng thường có độ sáng cao hơn so với ánh sáng vàng.
Để tính cường độ ánh sáng của bóng đèn LED, ta cần hiểu về các khái niệm sau:
- Đơn vị đo cường độ ánh sáng I là candela (ký hiệu cd).
- Góc khối: dùng mô tả độ lớn giữa vật thể và 1 điểm cho trước trong không gian 3 chiều. Đơn vị đo của góc khối là steradian (ký hiệu sr).
- Quang thông: là tổng lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng, đơn vị là lumen (ký hiệu lm).
- Độ rọi: biểu thị lượng ánh sáng chiếu trên 1 diện tích cụ thể, đơn vị là lux (ký hiệu lx).
Công thức tính cường độ ánh sáng của bóng đèn LED:
Cường độ ánh sáng đèn (I) = Quang thông (lm) / Góc khối (sr)
Cụ thể: 1 candela cường độ sáng phát ra từ nguồn sáng có quang thông 1 lumen hướng theo 1 góc steradian.
Theo đó dễ nhận thấy cường độ ánh sáng tùy vào góc khối. Nếu góc khối lớn thì chùm ánh sáng tỏa ra càng rộng, tia sáng nhạt, cường độ ánh sáng giảm. Ngược lại, nếu góc khối nhỏ thì chùm tia sáng càng nhỏ, màu sáng hơn, tương ứng với cường độ sáng tăng.
*Lưu ý: Cường độ ánh sáng của đèn LED khác hoàn toàn với độ rọi lux. Độ rọi có công thức tính là:
Độ rọi (lx) = Quang thông (lm) / Diện tích (m2)
Bóng đèn LED và đèn huỳnh quang là hai loại đèn phổ biến được sử dụng trong nhiều ứng dụng chiếu sáng. Tuy nhiên, về độ sáng giữa 2 dòng đèn này không giống nhau:
Thông số |
Đèn LED |
Đèn huỳnh quang |
Hiệu suất chiếu sáng |
>90lm/W |
50 – 60lm/W |
Quang thông |
650lm – 26000lm |
100 – 1200lm |
Góc chiếu |
Đa dạng góc chiếu: - Góc chiếu nhỏ hẹp: 3, 5, 8 độ - Góc chiếu trung bình: 12, 24, 38 độ - Góc chiếu rộng: >100 độ
|
- Góc chiếu cố định, tỏa 360 độ gây lãng phí ánh sáng cho khu vực không cần thiết |
Qua bảng so sánh trên có thể thấy các thông số quyết định đến độ sáng, cường độ ánh sáng của bóng đèn LED cao hơn hẳn đèn huỳnh quang truyền thống.
Ngoài ra, đèn LED còn có khả năng tiết kiệm điện cao hơn tới 80%, tuổi thọ bền lâu khoảng 10 năm sử dụng với 50.000 giờ chiếu sáng.
Hơn nữa, đèn LED có thể điều chỉnh để phát ra ánh sáng có màu sắc khác nhau và mức độ sáng khác nhau. Trong khi đó, đèn huỳnh quang có màu sắc và độ sáng cố định.
Có nhiều cách để điều chỉnh độ sáng, cường độ ánh sáng của bóng đèn LED, tùy thuộc vào loại đèn LED và thiết bị điều khiển mà bạn sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp điều chỉnh độ sáng của đèn LED phổ biến:
Một số đèn LED được trang bị bộ điều khiển, cho phép người dùng điều chỉnh độ sáng bằng cách sử dụng các nút bấm trên bộ điều khiển hoặc qua ứng dụng điện thoại thông minh kết nối với đèn LED.
Công tắc dimmer là thiết bị điều khiển độ sáng của đèn LED bằng cách điều chỉnh điện áp đưa vào đèn. Bằng cách xoay nút hoặc nhấn vào công tắc dimmer, người dùng có thể tăng hoặc giảm cường độ ánh sáng của đèn LED.
Một số đèn LED được trang bị cảm biến ánh sáng, cho phép đèn tự động điều chỉnh độ sáng dựa trên mức độ ánh sáng trong phòng. Cảm biến ánh sáng giúp tiết kiệm điện năng và giảm mỏi mắt do độ sáng quá cao.
Để tính số lượng đèn LED cần thiết cho từng không gian, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Xác định diện tích của không gian cần chiếu sáng
Đo diện tích của không gian bằng mét vuông (m²).
Mức chiếu sáng cần thiết phụ thuộc vào mục đích sử dụng của không gian và các yêu cầu của định mức chiếu sáng. Một số khuyến nghị định mức chiếu sáng thông thường là:
Để tính lượng ánh sáng cần dùng cho không gian, bạn có thể sử dụng công thức sau:
Số lượng đèn = Tổng công suất (W) / công suất 1 đèn (W)
Hoặc Số đèn = (Diện tích cần chiếu sáng x Độ rọi tiêu chuẩn ) / Quang thông trên 1 bóng đèn.
Để hiểu rõ hơn liên hệ cho Heesun theo Hotline: 0919.625.005 để được đội ngũ kỹ sư giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm tư vấn giúp bạn tính được số lượng bóng đèn cần dùng cũng như chọn được công suất phù hợp, biết chỉnh độ sáng theo nhu cầu mong muốn mà không cần lo về giá cả cũng như chính sách bảo hành.