Công nghệ Led hiện đại ra đời kéo theo đa dạng các mẫu đèn led với khả năng chiếu sáng vượt trội, lại tiết kiệm tối ưu điện năng so với đèn truyền thống như huỳnh quang, compact, sợi đốt…. Tuy nhiên, cũng có lúc xảy ra vài sự cố dù hiếm gặp như hiện tượng đèn led nhấp nháy. Nguyên nhân và cách sửa đèn led bị nháy như thế nào để đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật? Cùng Heesun tìm hiểu cụ thể, chi tiết qua bài viết sau đây.
Đèn led bị nháy hay còn gọi là đèn led bị chớp: là hiện tượng đèn có năng lượng ánh sáng dao động, không ổn định, chập chờn, khiến mắt người không thích nghi kịp trước sự thay đổi ánh sáng đó.
Trước khi tìm ra cách sửa đèn nháy, người dùng cần xác định được nguyên nhân cụ thể, từ đó mới có cách khắc phục hiệu quả. Sau đây là những lý do thường gặp nhất khiến đèn led bị chớp:
Driver là bộ phận quan trọng của đèn led, có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện xoay chiều sang một chiều để đèn hoạt động. Khi driver bị hỏng, điện áp nguồn cung cấp không phù hợp dẫn đến đèn nhấp nháy.
Dây dẫn có chức năng dẫn nguồn điện đến đèn. Khi dây dẫn bên trong bị lỏng hoặc đứt, nguồn điện cung cấp không ổn định dẫn đến tình trạng đèn nhấp nháy hoặc không sáng.
Khi sử dụng nhiều thiết bị điện cùng 1 lúc khiến điện áp bị quá tải, không đủ để cung cấp. Đèn led không nhận đủ điện áp sử dụng sẽ kéo theo hiện tượng ánh sáng chập chờn, nhấp nháy.
Chip led khi hoạt động sẽ tỏa ra lượng nhiệt khá lớn, lúc này tản nhiệt sẽ giải phóng lượng nhiệt đó, đảm bảo đèn vận hành ổn định.
Nếu đèn chất lượng kém, tản nhiệt không hiệu quả, sẽ khiến chip nóng lên nhanh và dễ bị hư hỏng, gây nên tình trạng đèn nháy hoặc không sáng.
Thông thường đèn led chính hãng có tuổi thọ khoảng 50.000 giờ. Tuy nhiên, nếu mua đèn giá rẻ kém chất lượng, tuổi thọ chỉ khoảng 20.000 – 30.000 giờ. Khi tuổi thọ gần hết, đèn đã bị hao mòn xuất hiện tình trạng nhấp nháy liên tục.
Nếu người dùng lắp đèn sai vị trí sử dụng, chỉ số IP thấp nhưng lắp ở nơi có độ ẩm cao, sẽ khiến nước dễ xâm nhập vào bên trong gây hư hỏng thiết bị.
Để hạn chế phải sửa đèn led bị nháy, bạn cần lưu ý đến chỉ số IP của đèn. Chỉ số càng cao thì khả năng chống ẩm, chống nước càng tốt.
Đèn có IP20 hoặc IP40 nên sử dụng trong nhà. Với IP65, IP66 hoặc IP 67, đèn sử dụng ngoài trời. Cấp độ IP68, đèn có thể sử dụng dưới nước.
Mạch điện là tập hợp các linh kiện được kết nối với nhau bằng dây dẫn, tạo thành mạng điện.
Sẽ thật khó tin nếu nói lắp sai mạch điện. Tuy nhiên, nguyên nhân này lại không phải hiếm gặp, ngay cả những thợ điện có tay nghề đôi khi cũng mắc lỗi.
Lắp sai mạch điện khiến cho đèn bị chớp.
Bạn có thể sử dụng công tắc dimmer để thay đổi độ sáng, thời gian chiếu sáng của đèn led. Tuy vậy, nếu dùng dimmer kém chất lượng, đèn cũng sẽ bị chập chờn ánh sáng.
Khi mắt người dùng phải tiếp xúc với đèn bị nháy sẽ dễ khiến gây mỏi mắt, nhức mắt, khó chịu. Nếu phải làm việc, sinh hoạt dưới ánh sáng chập chờn trong thời gian dài có nguy cơ dẫn tới bệnh đau nửa đầu, nhức đầu, giảm thị lực, qua đó giảm hiệu quả lao động.
Nếu không có cách sửa đèn led bị nháy, hiện tượng chớp không được khắc phục sẽ dẫn đến linh kiện đèn hỏng, giảm độ sáng, giảm tuổi thọ đèn, tốn chi phí thay thế.
Còn trong hệ thống đèn led lắp đặt nối tiếp, 1 đèn bị nháy có thể những đèn khác cũng sẽ chập chờn hoặc cháy led theo.
Khi đèn bị chớp bạn cần kiểm tra từng bộ phận để tìm ra chính xác nguyên nhân, qua đó có cách sửa đèn led bị nháy đúng nhất.
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại nguồn điện cung cấp cho đèn led có ổn định không? Nếu nguồn điện không đảm bảo, không phù hợp với công suất, cần có biện pháp khắc phục sớm.
Bộ nguồn của đèn led ảnh hưởng đến điện áp cung cấp cho đèn cũng như chất lượng ánh sáng phát ra. Bởi thế, bạn cần kiểm tra kỹ xem nguồn LED có còn cấp điện được không, nếu hư hỏng bạn cần thay nguồn mới để đảm bảo đèn hoạt động tốt.
Lưu ý:
- Nên chọn nguồn led đến từ các thương hiệu có tên tuổi, uy tín như Philips, Rạng Đông, Heesun…
- Sau khi thay mới cần kiểm tra lại các bước lắp đặt bộ nguồn Driver.
Để ngoại trừ khả năng đèn nháy do kết nối dây trong bộ đèn có vấn đề, bạn cần kiểm tra lại các mối nối xem có bị lỏng, bị hở, bụi bẩn hay bị ẩm không. Nếu gặp phải tình trạng nào cần khắc phục ngay để đèn hoạt động ổn định trở lại.
Một trong những cách sửa đèn led bị nháy hiệu quả, bạn không nên bỏ qua khâu kiểm tra bộ phận tản nhiệt của đèn. Thường, bộ tản nhiệt được làm từ chất liệu nhôm nguyên chất hoặc hợp kim nhôm cho khả năng tản nhiệt cao.
Nếu bạn thắp sáng đèn 1 thời gian, nhiệt độ đèn nóng lên và không có dấu hiệu giảm thì tản nhiệt đã bị hỏng. Lúc này bạn chỉ còn cách thay tản nhiệt để đèn chiếu sáng ổn định.
Đèn led thường sử dụng được khoảng 5- 7 năm. Nếu quá thời gian này, đèn đã bị hao mòn theo thời gian, bởi vậy cần bảo dưỡng, thay mới. Việc của bạn là xác định lại khoảng thời gian bắt đầu sử dụng đèn xem đã được bao lâu so với tuổi thọ quy định. Nếu đèn đã quá cũ cần thay mới để đảm bảo hiệu quả chiếu sáng cho không gian.
Không đợi đến khi đèn hỏng phải tìm ra cách sửa đèn led bị nháy, bạn mới quan tâm đến các thông số đèn. Ngược lại, ngay từ khâu chọn mua, bạn bắt buộc cần xem xét đến các chỉ số:
Trước hàng nghìn thương hiệu đèn led khác nhau trên thị trường với vô vàn chủng loại mẫu mã, giá cả, người dùng cần thông thái tìm hiểu rõ các thông số kỹ thuật. Một thương hiệu đèn led uy tín sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng đạt đủ các tiêu chuẩn, bảo hành lâu dài, hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng khi cần.
Heesun - thương hiệu sản xuất và phân phối đèn led uy tín trên thị trường. Tất cả các sản phẩm của Heesun đều được sử dụng nguồn led và chip led đến từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như nguồn sáng Bridgelux – USA, Lumileds Philips, Epistar… cho khả năng chiếu sáng vượt trội, đèn hoạt động ổn định, tuổi thọ cao, tiết kiệm điện.
Hy vọng với việc xác định nguyên nhân cùng các cách sửa đèn led bị nháy đơn giản, dễ thực hiện trên, sẽ giúp cho bạn khắc phục và hoàn thiện hệ thống chiếu sáng cho gia đình mình. Nếu không am hiểu về kỹ thuật, cần đơn vị tư vấn hay hỗ trợ, Quý khách hàng có thể liên hệ cho Heesun qua hotline 0963.257.286 để được phục vụ sớm nhất và tốt nhất.