Nguồn đèn led (driver) là bộ chuyển đổi dòng điện chuyên dụng cho đèn led. Chúng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tuổi thọ của đèn. Nếu nguồn đèn led gặp vấn đề hư hỏng sẽ dẫn đến đèn chập chờn hoặc không hoạt động. Người dùng cần nắm rõ những nguyên nhân phổ biến và cách sửa nguồn đèn led hư hỏng để có thể khắc phục sự cố nhanh chóng.
Hầu hết các sản phẩm đèn led đều cần cung cấp nguồn vào điện áp thấp. Nếu bạn sử dụng nguồn 24VDC cho đèn 12VDC sẽ không làm đèn sáng gấp đôi, ngược lại, khiến chúng dễ bị cháy và hư hỏng.
Nguồn đèn led (hay còn được gọi là driver hoặc trình điều khiển led) là bộ nguồn chuyển đổi dòng điện đầu vào (dòng điện dân dụng 220VAC hoặc 110VAC tùy mạng điện mỗi quốc gia) thành dòng điện phù hợp cấp cho đèn led hoạt động. Đây cũng là bộ phận giúp kiểm soát dòng điện, đảm bảo sự ổn định cho đèn led, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Trước khi tìm hiểu các cách sửa nguồn đèn led, người dùng cần hiểu rõ cấu tạo của nó gồm các bộ phận khác nhau:
- Diot chỉnh lưu: có vai trò chuyển đổi dòng điện xoay chiều AC thành dòng điện 1 chiều DC.
- Biến áp: làm nhiệm vụ chuyển điện áp từ 110V, 220V sang điện dòng 12V, 24V, 48V, tùy theo chip led. Chất lượng của biến áp có vai trò quan trọng quyết định đến khả năng tiết kiệm điện của đèn.
Mosfet công suất: là bộ phận có thể đóng cắt với tần số cao cho cấu tạo mạch điện nguồn đèn Led chất lượng tốt.
- Tụ lọc sơ cấp: có chức năng lọc điện áp, đảm bảo dòng điện ổn định, sau đó chuyển qua tụ điện thứ cấp
- Tụ lọc thứ cấp: Lọc dòng điện đầu ra, đảm bảo ánh sáng ổn định, không gây chói, mỏi mắt.
- Tụ lọc áp: có nhiệm vụ phân dòng đảm bảo điện áp đầu vào ổn định.
- Lọc nhiễu: dùng để lọc nhiễu, giúp dòng điện không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.
- Tụ cao áp: dùng để lọc điện áp đầu ra.
*Một số bộ phận khác trong nguồn đèn Led
- Cầu chì: giúp bảo vệ mạch nguồn khi bị ngắn mạch.
- Tụ chống sét: Bộ phận này song song với nguồn AC IN và sau cầu chì.
- Tản nhiệt: giúp tán nhiệt ra ngoài cho nguồn Led.
3. Nguyên lý hoạt động của nguồn đèn Led
Để tìm ra cách sửa nguồn đèn led hiệu quả, bạn cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của mạch Led Driver:
- Khối 2: Được xem là trái tim của bộ nguồn gồm IC điều khiển cùng bộ Mosfet đóng ngắt. Khối này tạo nên xung dao động 1 chiều khiến khối 4 hoạt động. Khi có sự thay đổi từ dòng điện, IC sẽ điều khiển đóng/ngắt Mosfet, giúp công suất được đảm bảo.
- Khối 3: Khi xung 1 chiều ra khỏi Mosfet sẽ bị nhiễu vì bị tác động từ hoạt động đóng ngắt của Mosfet. Do đó, khối 3 có vai trò làm phẳng xung điện đầu ra của Mosfet, loại trừ nhiễu áp cao, giúp tăng tuổi thọ cho đèn Led. Ngoài ra, khối 3 chứa các bộ tụ điện lọc dòng điện áp đầu ra, giúp ánh sáng phát ra từ các chip Led luôn ổn định.
Nếu bộ nguồn kém chất lượng thì tụ điện không đủ khả năng để xử lý khiến đèn dễ bị lỗi khi hoạt động.
- Khối 4: Đây là khối cuối cùng của nguồn đèn Led, chứa các chip Led gồm các đi-ốt phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
Bộ nguồn driver chất lượng kém
Khi chọn mua người dùng cần tìm hiểu và cân nhắc chọn sản phẩm tốt từ các thương hiệu uy tín trên thị trường. Không nên dùng đèn có mạch led driver kém chất lượng, không đảm bảo. Nếu bạn phát hiện đèn bị chớp nháy do driver thì nên thay nó ngay hoặc thay thế bóng đèn mới.
Nguồn và đèn chưa được lắp đặt chính xác
Bạn cần kiểm tra các thông số kỹ thuật của nguồn đèn led và nguồn điện xem có phù hợp không? Kiểm tra dây cấp nguồn cho đèn đã được đấu nối đúng chưa?
Để đèn vận hành ổn định, bạn cần chọn nguồn điện thích hợp với đèn led, đảm bảo đầu vào và đầu ra của điện áp phù hợp với yêu cầu lắp đặt. Còn nếu dây cấp nguồn có vấn đề bạn cần khắc phục lại ngay.
Linh kiện điện tử bị hao mòn
Sau quá trình sử dụng lâu dài, các linh phụ kiện điện tử trong đèn như điện trở, IC, tụ điện, đi-ốt,… có thể bị hao mòn, hỏng hóc, ảnh hưởng đến nguồn mạch led.
Cách sửa nguồn đèn led trường hợp này là cần xác định chính xác nguyên nhân hỏng linh kiện nào để thay thế kịp thời, tránh tác động đến các bộ phận khác.
Bộ nguồn led tản nhiệt kém
Nhiệt độ chính là tác nhân lớn nhất gây ra các vấn đề hư hỏng cho các thiết bị điện. Tuy rằng, đèn led sinh ra nhiệt thấp hơn đèn sợi đốt nhưng vấn đề tản nhiệt cần quan tâm. Nếu bộ nguồn led có khả năng giải phóng nhiệt kém, drive sẽ bị nóng lên nhanh chóng, theo thời gian dễ hư hỏng, chập cháy mạch điện bên trong.
Cách khắc phục: Khi mua cần chọn nguồn led chất lượng, còn khi lắp nên đặt bộ nguồn ở nơi thoáng mát để tản nhiệt được nhanh hơn.
Điện áp vượt quá tải điện
Điện áp quá cao vượt mức cho phép sẽ làm hỏng các thiết bị điện và đèn chiếu sáng trong nhà bạn.
Nếu bạn nghi ngờ đây là nguyên nhân khiến bộ nguồn led không hoạt động, đèn bị cháy thì nên kiểm tra điện áp bằng đồng hồ ho hoặc thuê thợ điện có chuyên môn kiểm tra giúp.
Ngoài ra để có cách sửa nguồn đèn led hiệu quả, khắc phục sự cố điện áp quá cao, bạn có thể mua bộ ổn áp để giữ nguồn điện ở mức 220V, đảm bảo cho các thiết bị trong nhà bạn hoạt động tốt hơn.
Một số nguyên nhân khác
- Hỏng mối hàn: Các mối nối hàn có vai trò kết nối về mặt cơ học và điện giữa các phần điện tử và chất nền. Nếu các mối nối bị lỏng hay đứt gãy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của mạch led.
- Ngắn mạch, hở mạch, rò rỉ điện, chập cháy…
>> Người dùng cần xác định chính xác lý do led driver gặp phải để có phương án xử lý, tìm ra cách sửa nguồn đèn led kịp thời và chuẩn kỹ thuật nhất.
- Cần chọn nguồn led có công suất phù hợp với đèn, thuông thường công suất nguồn đèn nên bằng công suất đèn, thêm 20% để đèn hoạt động tốt
- Nếu người dùng sử dụng nhiều đèn led cũng cần nguồn led có tổng công suất phù hợp.
- Cần chọn driver có dòng điện đầu ra phù hợp với chip led.
- Nguồn led phải đảm bảo chuyển đổi được điện đầu vào: AC dòng thấp (90-120VAC) hoặc AC dòng điện cao (200-240VAC).
Để hạn chế hư hỏng, phải tìm cách sửa nguồn đèn led, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Khi lắp đặt cần đặt nguồn led ở khu vực thoáng, thông gió tốt để tản nhiệt trong khi đèn hoạt động.
- Không nên lắp nguồn ở nơi ẩm thấp hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
- Nếu lắp đặt ngoài trời, nguồn đèn phải được đặt trong hộp chống mưa nắng để đảm bảo an toàn và độ bền sản phẩm.
Trên đây là những nguyên nhân và cách sửa nguồn đèn led bị hư hỏng. Mỗi nguyên nhân lại có cách khắc phục khác nhau. Người dùng cần kiểm tra kỹ để xác định chính xác nguyên do và có cách sửa hiệu quả, đúng kỹ thuật, an toàn. Nếu bạn có gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với Heesun để được giải đáp nhé!